Tiệm Điều Ước

Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (般若心経)

Admin ariesstorect Wednesday, January, 2022

Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn Ngữ ): Prajñā Pāramitā Hridaya SūtraPrajnaparamitahridaya Sutra; Anh Ngữ Heart of Perfect Wisdom Sutra, Tiếng Hoa : 般若波羅蜜多心經; âm Hán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền Tông . Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 .

Kinh này được hầu hết các Phật Tử tại Việt Nam , Triều Tiên, Nhật Bản , Tây Tạng , và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng.

Lịch sử

Tình trạng xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 năm trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.

Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động ( tỉnh Ninh Bình ) thời vua Minh Mạng.

Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán Ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa HuyềnPháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi NgônTrí Tuệ LuậnPháp Thành, và Thi Hộ.

Bản dịch của Huyền Trang là bản độc nhất gọi bài chú này là kinh (Sutra). Trong khi tất cả các bản dịch Hán văn khác đều gọi là chú (Dharani). Chi Khiêm dùng tên gọi Thần chú, Cưu Ma La Thập thì dùng danh xưng Đại thần chú. Nhưng đọc toàn bài thì thấy quả là bài kinh này đặt trọng tâm vào câu thần chú ở cuối bài. Phần còn lại chỉ là sự giới thiệu về câu chú đó.

Bản dịch của Huyền Trang cũng là bản độc nhất dùng danh xưng Quán Tự Tại (Avalokitesvara), trong khi tất cả các bản Phạn ngữ, các bản dịch Hán văn khác, và kể cả các đệ tử của ngài Huyền Trang, đều dùng tên Quán Thế Âm (Avalokitasvara ) theo lối cổ. (Avalokitesvara: (Ava: từ trên xuống +Lokita: nhìn, quan sát, để ý + Isvara: thánh, chúa, thượng đế, v.v): Vị thánh quan sát xuống (trần gian); Avalokitasvara: (Ava: từ trên xuống + Lokita: nhìn, quan sát, để ý + svara: âm thanh, tiếng gọi, tiếng kêu): Vị để ý xuống tiếng kêu bên dưới )

Bát Nhã Tâm Kinh mang ý nghĩa gì?

Đối với Phật giáo Đại thừa thì từ bi được lấy làm gốc. Từ bi chính là ánh sáng của trí tuệ, đại diện cho tính không: không là trống rỗng - tất cả chúng sanh là trống rỗng. Chính bởi sự trống không này mà tất cả chúng sanh đều được giải phóng và thuần khiết. Như trong Bát Nhã đã nói, đau khổ và sự giải thoát đau khổ đều trống rỗng. 

Lòng từ bi chính là chất liệu để chúng ta có thể khởi sinh tình yêu vô điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ chúng sanh đến vô cùng tận mà không suy nghĩ gì. Lòng tư bi được ví như hoa sen trắng, về bản chất là sự tinh khiết, trống rỗng của cuộc sống, là mối liên hệ giữa trái tim và sự hiện diện. Cả hai sẽ tạo ra một cuộc sống kết nối tuyệt vời và bền vững. 

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh truyền đạt những bản chất tốt đẹp nhất của trái tim, sự liên kết giữa từ bi và trí tuệ. Trí tuệ hay Bát Nhã chỉ có thể sinh ra trong tâm an bình, trong sáng, tràn ngập lòng từ bi bắc ái.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh chính là lời ghi nhớ ngắn gọn giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn bộ nhất về cuộc sống tâm linh của chính mỗi người. Từ thân thể đến cảm giác, suy nghĩ, ý thức, ý chí, cũng không gì ngoài tánh không.

 

Bạn đang xem: Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (般若心経)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng