Kenka Matsuri - Lễ Hội Đánh Nhau "độc lạ" ở xứ sở Mặt Trời Mọc.
Lễ hội Kenka Matsuri bắt đầu được tổ chức cách đây khoảng 300 năm. Có 7 ngôi làng cổ thờ phụng các vị thần (Kami) tại khu vực thị trấn Shirahama ngày nay. Để khiến các vị thần này hài lòng và phù hộ cho mùa màng sắp tới có thu hoạch tốt, một cuộc thi đấu giữa 7 ngôi làng đã được tổ chức. Họ quan niệm rằng, cuộc thi đấu diễn ra càng mãnh liệt, các vị thần (Kami) sẽ càng hài lòng và phù hộ cho mùa màng năm sau.Từ đó lễ hội được ra đời và được tổ chức hàng vào 2 ngày 14 và 15/10 tại 7 ngôi làng cổ đó là: Higashiyama (東山), Kiba (木 場), Matsubara (松原), Yaka (八家), Mega (妻 鹿), Usazaki (宇佐 崎), Nakamura (中 村).
Dù được gọi là đánh nhau, nhưng người tham gia thực chất không hề gây gổ hay đánh nhau gì đâu nhé! Nó có tên gọi như vậy bởi vì người ta sẽ dùng kiệu mikoshi và xe dashi húc nhau để so tài.Lễ hội được tổ chức ở nhiều tỉnh thành Nhật Bản, nhưng thường thấy nhất là ở khu vực phía Tây. Trong số đó, đẹp mắt và có số lượng đông đảo là lễ hội đánh nhau Nada ở tỉnh Hyogo. Tiếng trống chơi tại lễ hội cũng được chọn nằm trong danh sách “TOP 100 âm thanh và phong cảnh Nhật Bản", và được chọn là tài sản văn hóa phi vật thể.
Lễ hội Kenka Matsuri chỉ dành cho đàn ông, và chỉ có những người trong độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi tham dự (trừ làng Kiba cho phép đàn ông dưới 16 tuổi tham dự ở tư cách giữ đèn lồng).
Người dân địa phương đã chuẩn bị trước cho lễ hội này trong cả 1 năm. Đối với người dân, “lễ hội đánh nhau" này còn quan trọng hơn Lễ hội Năm Mới và lễ Obon. Vào tháng 10, cả thị trấn trở nên náo nhiệt chuẩn bị cho buổi biểu diễn thật sự, họ đến đền thờ ở đó mỗi ngày để cầu nguyện sự bình an tốt đẹp cho lễ hội sắp tới.
Nhiều nơi trong thị trấn vang vọng những tiếng trống Taiko tập luyện để biểu diễn tại lễ hội, rồi người ta trang hoàng cho xe dashi sử dụng vào ngày lễ hội nữa.Khi đến ngày, mọi người tắm gội sớm để làm sạch cơ thể và ăn một bữa sáng thật đặc biệt, thì họ bắt đầu đi đến nơi diễn ra lễ hội.
Vào ngày lễ hội bắt dầu diễn ra, những người đàn ông tham gia trong lễ hội sẽ mặc trang phục truyền thống của lễ hội: fundoshi (褌)(giống như mawashi của các đô vật thường mặc), Jika-tabi (地下 足 袋) (một loại giày truyền thống của Nhật Bản), và khiêng những chiếc xe Dashi, và kiệu Mikoshi lộng lẫy của từng thị trấn đã làm đi thành nhóm diễu hành đến đền thờ. Điểm đặc trưng là kiệu sẽ được khiêng và nâng lên cao như để gần hơn 1 chút với các thần linh trên trời.
Rồi khi các nhóm khiêng kiệu Mikoshi gặp nhau trước đền thờ, họ sẽ chào nhau như các đối thủ tái đấu sau 1 năm trên sàn đấu, hoặc là tranh nhau xem ai giành được nhiều tràng vỗ tay nhất từ các khán giả đến xem.
Khi tất cả kiệu mikoshi được vào trong đền thờ, cũng là lúc cuộc trình diễn bắt đầu. Họ lắc mạnh kiệu mikoshi và lao đến nhau .
Sự kiện chính của lễ hội sẽ diễn ra ở quảng trường có sức chứa khoảng 150.000 người. Tuy nhiên du khách bình thường rất khó có được vị trí ngồi ở đó, bởi hầu như toàn bộ chỗ ngồi tại quảng trường đã được dự định cho người dân địa phương. Để có được chỗ ngồi tại quảng trường xem lễ, lựa chọn duy nhất của bạn đó là sẽ được người dân địa phương mời.