Lễ thành nhân đánh dấu tuổi 20 tươi đẹp của giới trẻ Nhật Bản
Nhật Bản luôn được biết đến có khá nhiều ngày nghỉ cho người lao động, đặc biệt vào trong những ngày đầu năm mới. Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1, những bạn trẻ đủ 20 tuổi (có sinh Nhật lần thứ 20 trước ngày lễ thành nhân) sẽ được tham dự. Vậy tham dự ngày lễ thành nhân có ý nghĩa gì? Và sau khi tham dự lễ thành nhân, có sự thay đổi gì đối với thanh niên Nhật Bản không? Trong bài viết này, Tiệm Điều Ước xin mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này.
1. Lễ Thành Nhân là gì?
Ngày Lễ Thành Nhân (Seijin no hi) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, ngày có ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản, ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.
Ngày Lễ Thành Nhân được tổ chức diễn ra vào ngày thứ hai của tuần thứ hai vào tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ năm 1948.
Đây là một ngày lễ của Nhật Bản được tổ chức để chúc mừng và động viên tất cả những người đã đến tuổi thành niên (20 tuổi) trong năm qua, và để giúp họ nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn.
Lễ hội bao gồm lễ trưởng thành tổ chức tại văn phòng địa phương và tỉnh, sau đó là buổi tiệc cùng với gia đình và bạn bè.
Vào ngày này, các thiếu nữ Nhật Bản thường mặc furisode, một loại kimono nhiều màu sắc sinh động với tay áo rất dài dành cho phụ nữ chưa lập gia đình trong khi con trai mặc một bộ kimono tối màu hakama hoặc trang phục hiện đại. Bình thường, khi những cô gái Nhật đã đến tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ mua tặng họ một bộ kimono furisode để đánh dấu dấu mốc quan trọng này.
Họ có thể sẽ được thừa hưởng những bộ kimono truyền thống của gia đình hoặc đơn giản hơn, họ có thể đi thuê. Các bạn nam có thể mặc lễ phục (Haori và Hakama) tuy nhiên thường thì họ mặc vest và có thể đem theo cả bạn gái của mình cùng dự buổi lễ.
Ngày lễ thành nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi thanh niên Nhật Bản. Đó chính là cơ hội của họ để nói cho thế giới biết sự tới sự tồn tại độc lập của mình.
Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc, được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội.
Những công dân mới này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và giờ họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ của riêng mình.
2. Nguồn gốc ngày lễ thành nhân
Seijin no hi (lễ thành nhân) có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của Nhật được gọi là Genpuku (元服). Đây thực chất là lễ trưởng thành dành cho các bé trai của những gia đình samurai quyền quý.
Genpuku mới đầu không quy định rõ độ tuổi nào được coi là “trưởng thành” tuy nhiên từ thời kì Nara (710 – 794) đến thời kỳ Heian (794-1192) thì lễ được tổ chức cho những bé trai trong khoảng 13 đến 16 tuổi (lễ trưởng thành của các bé gái thời này được gọi là mogi cho các bé từ 12-14 tuổi).
Đến khoảng thế kỷ thứ 16, nó được đổi tên thành Genpukushiki. Trong buổi lễ ấy, nghi thức để xác nhận một người đã trưởng thành là cắt đi phần tóc ở trước trán của họ. Sau này, nghi thức được phổ biến tới cả những tầng lớp bình dân và nông dân cho đến tận cuối triều đại Edo.
Genpukushiki được coi như là nghi thức bắt nguồn cho seijinshiki, tuy nhiên nghi thức lễ hội như hiện nay được bắt đầu từ năm 1948. Trong suốt một thời gian dài, ngày lễ thành nhân được quy định là ngày 15 tháng 1 và điều này đã được ghi cả trong Hiến pháp Nhật.
Nhưng sau này nhằm mang lại những kỳ nghỉ dài hơn cho người dân, lễ hội được đổi lại thành ngày thứ hai đầu tiên của tuần thứ hai trong năm theo như hệ thống Thứ Hai Vui Vẻ.
3. Quyền lợi được hưởng sau ngày lễ thành nhân
- Có thể hút thuốc lá, uống rượu. Ở Nhật khi mua thuốc lá hoặc rượu bạn cần phải chứng minh mình đủ 20 tuổi, khi mua thuốc bạn cần có thẻ chứng nhận trên 20 tuổi mới có thể mua tại các máy bán hàng tự động. Để đăng ký được thẻ này, điều tiên quyết là bạn phải đủ 20 tuổi.
- Có thể tham gia bỏ phiếu lựa chọn nghị sỹ địa phương trong kỳ tổng tuyển cử, cũng như có thể tham gia hoạt động chính trị.
- Có thể đứng tên trên hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bố mẹ.
- Tham gia đua ngựa
- Kết hôn không cần sự cho phép của cha mẹ (Tuổi kết hôn tại Nhật : Nam – 18 tuổi, nữ 16 tuổi, nhưng trước tuổi 20 thì cần có sự cho phép của cha mẹ mới được kết hôn).
4. Nghĩa vụ sau ngày lễ thành nhân :
Phải tham gia nenkin (giống kiểu bảo hiểm xã hội bắt buộc), mục đích để hưởng lương hưu, bảo hiểm thương tật, tử vong. Từ 20 – 60 tuổi phải tham gia, trừ trường hợp thất nghiệp hoặc hoàn cảnh khó khăn.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình như một công dân. Các hình thức miễn trách với tuổi vị thành niên bị vô hiệu
Ý nghĩa
Lễ thành nhân là một sự kiện truyền thống thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa của Nhật Bản không chỉ dành những người đã đến tuổi trưởng thành mà còn cho chính gia đình của họ.
Đây là một dịp để chúc mừng những người trưởng thành, đồng thời khuyến khích họ nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn và đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống tự lập.
Bên cạnh đó nó cũng là một ngày lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi thanh niên Nhật Bản.
Đó chính là cơ hội của họ để nói cho thế giới biết sự tới sự tồn tại độc lập của mình. Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc, được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội.
Những công dân mới này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và giờ họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ của riêng mình
(sưu tầm)