Tiệm Điều Ước

Nét đặc trưng trong phong tục đón năm mới ở xứ sở Phù Tang.

Admin ariesstorect Saturday, December, 2021

Phong tục đón năm mới tại Nhật và Việt Nam khác nhau như thế nào? Làm thế nào để đón tết tại Nhật chuẩn phong cách người Nhật đây? là những câu hỏi vô cùng thú vị về phong tục đón tết tại Nhật Bản. Bài viết này sẽ giới thiệu về phương thức, cũng như các phong tục đón tết của người Nhật, hãy Aries store tìm hiểu nhé!

Phong trong năm mới ở Nhật Bản

Người dân Nhật Bản sẽ háo hức chuẩn bị cho ngày tết từ trước đó vài ngày như Việt Nam chúng ta vậy. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí thêm cho ngồi nhà để mang lại cảm giác mới mẻ. Vào đêm giao thừa, đa phần người Nhật sẽ chọn ở nhà quấy quần cùng gia đình, tất nhiên cũng không thể thiếu những bữa tiệc countdown, pháo hoa chào đón năm mới được tổ chức.

Thiệp chúc mừng năm mới (年賀状)

Thiệp chúc mừng năm mới là thiệp dùng để gửi đến những người bạn muốn chúc mừng năm mới như đối tác kinh doanh, cấp trên, họ hàng, người quen, bạn bè,…

Người Nhật sẽ trang trí thiệp chúc mừng này bằng cách dán đề can hình con giáp của năm mới lên thiệp và viết kèm lời chúc, họ sẽ gửi vào dịp cuối năm sao cho đối phương có thể nhận được trước thềm năm mới.

Ngoài ra, trường hợp người có thân quyến mới mất nội trong vòng 1 năm, họ sẽ không nhận và cũng không gửi thiệp chúc mừng năm mới.

Tổng vệ sinh dọn dẹp

Người Nhật tin rằng vào dịp năm mới, sẽ có vị thần “Toshigamisama” ghé thăm nhà mình và ban phát hạnh phúc, tiền tài. Nên từ xa xưa, người Nhật có phong tục dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ rồi trang trí thật đẹp vào những ngày giáp tết. Có nhiều gia đình tổ chức dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa vào sau dịp giáng sinh.

Trang trí nhà cửa cho năm mới

Như đã nói ở mục trên, sau khi tổng dọn dẹp, người Nhật sẽ trang trí nhà cửa thật đẹp để đón năm mới. Họ đặc biệt chú ý đến việc trang trí cổng vào (công ty, nhà riêng,…) với những vật dụng trang trí truyền thống của Nhật Bản. Họ tin rằng những vật dụng trang trí này sẽ giúp xua đuổi điều không tốt, đen đủi và vẫy gọi những điều may mắn, hạnh phúc. Một điều nên lưu ý đó là nên hoàn thành việc trang trí này vào khoảng từ ngày 26 đến ngày 28, không nên thực hiện trang trí vào ngày 29, 30, 31 vì người điều này được cho là đem lại điều xúi quẩy.

Ăn mì Soba

Người Nhật sẽ ăn mì Soba vào hôm giao thừa, họ ăn những sợi mì Soba tuy mỏng manh nhưng vô cùng dẻo dai và thơm ngon này vào ngày cuối cùng của năm nhằm cầu chúc một năm mới tràn đầy sức khỏe, vô bệnh vô tật. Người Nhật có nhiều cách để thưởng thức món mì này, chẳng hạn như Soba nóng, Soba lạnh, Tempura Soba,…

làm bánh tết

Các bà các mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn truyền thống ngày tết như bánh tết và những món bánh ngọt, món ăn tổng hợp. Bánh tết là món ăn truyền thống của người Nhật mỗi độ tết về và được làm ngày 28 hay 30. Còn riêng 29 sẽ  không làm bánh vì được cho là quanh năm nếm nhiều khổ đau.

Món ăn ngọt được làm bằng những nguyên liệu thường thấy  như trứng cá, rễ ngưu bàng, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ…Dù đơn giản nhưng lại rất ý nghĩa vì món ăn được làm xuất phát từ tâm lý cầu mong vạn sự tốt lành.

Tiếng chuông ngân đêm giao thừa

Tiếng chuông đêm giao thừa chỉ việc những chiếc chuông được gõ 108 tiếng kể từ đêm giao thừa cho tới năm mới. Theo quan niệm phật giáo, con người có tất cả 108 nỗi phiền não, bởi vậy những tiếng chuông này được gõ lên với mục đích xua tan đi những sự phiền não này, cầu mong 1 năm mới an khang, vui vẻ. Tuy nhiên, tùy theo từng địa phương mà nghi thức năm mới này có được thực hiện hay không.

Đón ngày mùng 1 đầu năm

Cầu nguyện vào thời khắc bình minh đầu tiên trong năm

Người Nhật có phong tục cầu nguyện trước bình minh vào ngày 1 tháng 1 đầu năm bởi theo phong tục xa xưa của xứ sở này, họ tin rằng các vị thần sẽ xuất hiện cùng với ánh nắng bình minh đầu tiên của năm mới. Cũng vì vậy, các địa điểm có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh mặt trời mọc như tháp Tokyo, đỉnh núi, biển Enoshima,… thường rất đông người lui tới trong những dịp năm mới này.

Lễ chùa đầu năm

Từ lâu, việc đi thăm viếng chùa, đền vào dịp đầu năm đã trở thành phong tục truyền thống của người Nhật. Ngày xưa, họ chỉ lễ chùa đầu năm vào ngày 1 tháng 1, nhưng ngày nay, hầu hết mọi người đều đến chùa trước 12 giờ đêm, cùng nhau đếm ngược và lễ chùa vào đúng lúc 12 giờ, hoặc để tránh đông đúc gây tắc nghẽn, người Nhật cũng chọn đi lễ vào khoảng thời gian từ mùng 2 đến mùng 7 tết.

Tiền mừng tuổi, tiền lì xì ở Nhật

Tiền mừng tuổi sẽ được cho vào trong phong bao đầy màu sắc và tặng cho những người thân trong gia đình hay trẻ nhỏ. Trên phong bao sẽ có in hình con giáp của năm mới hay những nhân vật hoạt hình dễ thương. Đây cũng là phong tục đáng mong đợi nhất đối với những đứa trẻ trong dịp năm mới.

Giấc mơ đầu tiên trong năm

Giấc mơ đầu tiên trong năm là giấc mơ mà bạn mơ thấy đầu tiên trong năm mới. Nếu trong giấc mơ, có xuất hiện hình ảnh núi Phú Sĩ, con Đại Bàng hay quả Cà Tím thì chắc hẳn năm mới này sẽ là một năm vô cùng may mắn. Người Nhật cũng có câu nói rất nổi tiếng đó là: “Nhất Phú Sĩ, nhì Đại Bàng, ba Cà Tím”. Người Nhật tin rằng, mơ thấy núi Phú Sĩ có nghĩa là sống thọ, Đại bàng thì sẽ là sự thăng tiến, còn Cà Tím lại là sự phồn thịnh của con cháu.

Các hàng quán Nhật Bản

Thuở xa xưa, Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tết, hầu hết các cửa hàng, quán ăn tại Nhật đều đóng cửa, mọi người sẽ nghỉ ngơi và dành thời gian sum vầy với gia đình, người thân nhưng hiện tại thì phong tục này không còn được duy trì phổ biến nữa, có nhiều nhà hàng, quán ăn hoạt động suốt năm không nghỉ ngày nào, có nơi lại mở hàng từ mùng 1 tết.

 

 

 

 

Bạn đang xem: Nét đặc trưng trong phong tục đón năm mới ở xứ sở Phù Tang.
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng