Tiệm Điều Ước

Tết Trung Thu (月見) - Tết Thiếu Nhi Nhật Bản.

Admin ariesstorect Friday, May, 2022

 Cứ đến dịp Tết Trung Thu hàng năm trẻ em các nước Á Đông sẽ cùng nhau đón trung thu. Tuy nhiên mỗi nước sẽ có câu chuyện, bản sắc và phong tục đón trăng riêng, sở dĩ Tết Trung Thu có tên gọi là Tết Thiếu Nhi vì lễ tết này được tổ chức vào mùa thu, khí trời mát mẻ và cũng là thời điểm mặt trăng sáng và to nhất trong năm. Đây là cơ hội thích hợp để trẻ em Nhật Bản và các nước được vui chơi và quây quần bên  người thân, gia đình.

Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích, Tại các khu phố người ở Trung Quốc trên thế giới còn tổ chức bắn pháo hoa. Trong ngày này, người Nhật sẽ làm những món bánh truyền thống của mình sau đó họ đặt những khay bánh ở kế bên hiên nhà. Họ quan niệm rằng nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

Nguồn Gốc Về Lễ Hội Ngắm Trăng "Otsukimi" Ở Nhật Bản 

Trong tiếng Nhật "Tsukimi" có nghĩa là "ngắm trăng", còn chữ "O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, nhầm vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch, là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản - Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 - 1868)  nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian.

Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu vào  mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

Món bánh Truyền Thống và Câu Chuyện Thỏ Ngọc

 Tết Trung Thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh của chú Cuội, chị Hằng Nga . Ở Nhật Bản thì trẻ em Nhật Bản sẽ gắn bó với hình ảnh có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.

Ngoài ra, còn có câu chuyện nguồn gốc về Ấn Độ được trẻ em Nhật rất được yêu thích. Câu chuyện kể rằng thượng đế đã hóa thân thành một ông ăn xin để thử thách ba con vật khỉ cáo-thỏ, khỉ. Trong khi khỉ trèo lên cây để hái quả ngon, cáo thì trộm vật cúng ở các ngôi mộ để tặng ông lão. 

Thỏ thì không hái được gì cả. Để có đồ ăn cho ông lão thỏ đã hy sinh mình để lao mình vào đóng lửa. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, thượng đế đã cho thỏ sống lại và để sống trong cung trăng.

Lồng Đèn cá Chép 

Cá chép hay còn gọi là cá Koi là hình ảnh truyền thống xuất hiện trong nhiều dịp lễ lớn của Nhật Bản. Cá chép là hiện thân cho sự mạnh mẽ và lòng can đảm, hình ảnh cá chép lội ngược dòng nước, vượt qua thác luôn được người Nhật Bản yêu thích. Vì đó nên Cha mẹ Nhật Bản luôn tặng lồng đèn cá chép trong dịp Tết Trung Thu Nhật Bản cho các bé với ý nghĩa luôn mong cho con cái mình khỏe mạnh và dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

 

 

 

 

Bạn đang xem: Tết Trung Thu (月見) - Tết Thiếu Nhi Nhật Bản.
Bài trước Bài sau
Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

Trúc Ly

30/05/2022

Em cũng rất thích Trung Thu. Nhưng Trung Thu bây giờ không còn được vui như trước nữa.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng