Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hoa anh đào. Tuy nhiên, có một loại hoa được cũng được người dân Nhật bản rất yêu thích và trân trọng đó là "hoa cúc". Trong Hoàng Thất và trên phương diện Pháp Luật, hoa cúc được công nhận là Quốc Hoa chính thức của xứ sở phù tang. Hình ảnh những bông hoa được vẽ cách điệu gồm 16 cánh bằng nhau đã là biểu tượng xuất hiện trên tấm bìa hộ chiếu của người Nhật.
Hoa cúc còn được gọi là hoa Cát Tường, biểu thị cho sự trường thọ, sự đầy đặn , phúc hậu cùng những bản chất tốt đẹp. Ngoài ra, Cúc còn thể hiện cho thanh xuân bất tử và được dùng làm thảo dược để chữa bệnh.
Hàng năm , đến Tokyo vào đầu tháng 11 du khách sẽ được trải nghiệm một hoạt động văn hóa “ Triển lãm hoa cúc “ tại chùa Asakusa Kannon và đền Meiji Jingu. Mùa thu tại đây không chỉ gồm những lá vàng lá đỏ mà còn có hàng ngàn bông hoa cúc đầy màu sắc thi nhau khoe sắc .
Không chỉ có những bông hoa cúc đơn thuần. Ngày nay còn xuất hiện rất nhiều lễ hội búp bê hoa cúc tại khắp nơi trên đất Nhật. Điểm nhấn của lễ hội này là các hình búp bê được khoác lên trên mình những trang phục độc đáo được kết hợp từ những bông hoa cúc lộng lẫy đầy màu sắc tươi sáng, thanh thoát.
Búp bê hoa cúc còn được gọi là Kiku Ningyo. Nghệ thuật làm búp bê này đã bắt đầu từ rất lâu đời và trở thành một nghề truyền thống đặc sắc cũng như độc nhất tại Nhật. Bằng những bàn tay khéo léo và tài năng của mình, các nghệ nhân đã biến những con búp bê cứng nhắc trở thành một kiệt tác nghệ thuật tượng trưng cho nét đẹp của mùa thu Xứ phù tang.
Cùng thời gia đó cũng sẽ có lễ Shichi Go San là một lễ hội rất quan trong được tổ chức trên toàn xứ sở hoa anh đào vào ngày 15/11. Đây là lễ hội đánh dấu một cột mốc trưởng thành cho những đứa trẻ khi chúng tròn 3,5,7 tuổi – Những mốc quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ tại Nhật Bản. Các bậc làm cha mẹ sẽ tổ chức lễ hội này cho các bé trai khi chúng đạt hai mức 3 và 5 tuổi, khi đó các bé sẽ được mặc chiếc quần Hakama trong lễ hội truyền thống đầu tiên trước đám đông. Còn về phần các bé gái, khi các em được 3 và 7 tuổi thì các bé sẽ được mặc chiếc thắt lưng Obi đầu tiên trong quốc phục Kimono. Và đặc biệt, từ đây các bé gái sẽ được phép nuôi tóc dài.
Lễ hội này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của các em nhỏ mà còn là lời cảm tạ thần linh đã bảo bọc những đứa trẻ suốt những năm tháng đầu đời cũng như chúc cho các em có nhiều sức khỏe và mạnh mẽ hơn trong các bước đường sau này. Đối với các bậc cha mẹ Nhật Bản, đây là một lễ hội vô cùng xúc động và hạnh phúc khi họ có thể chứng kiến một nghi thức chứng tỏ những đứa con của mình đã lớn khôn. Sau khi bước qua sinh nhật năm 7 tuổi, đứa trẻ sẽ chính thức là người trưởng thành.
Đến với xứ sở hoa anh đào vào ngày này bạn sẽ cảm nhận được sự hồn nhiên và trong sáng của các em bé rất dễ thương trong bộ Kimono và Hakama truyền thống theo chân bố mẹ đến các các đền thờ thần đạo để dự lễ. Không khó để các bạn thấy hình ảnh những thanh kẹo ngàn năm ( Chitose Ame) đặc trưng với hai màu tượng trưng cho sự may mắn đó là trắng và đỏ.