Tiệm Điều Ước

Tiết Xuân Phân Trong Văn Hóa Nhật Bản

Admin ariesstorect Tuesday, March, 2023
Vào dịp này, người Nhật thường có tập quán đi tảo mộ để sửa sang lại các ngôi mộ cũng như bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Chính vì thế mà khoảng thời gian này cũng được gọi là “Higan” có nghĩa là thế giới bên kia, cõi bồng lai.

 

Xuân Phân là gì?

Điểm xuân phân là khi mặt phẳng xích đạo của Trái Đất đi qua tâm Mặt Trời. Tại điểm xuân phân, Mặt Trời sẽ mọc chính xác ở phía Đông và lặn chính xác ở phía Tây.

Xuân phân là khoảng thời gian có ngày và đêm giống nhau. Tại Nhật Bản, vào tháng 3 có ngày lễ được gọi là Ngày lễ xuân phân (Shunbun no hi), mang ý nghĩa mừng xuân về và cảm tạ thiên nhiên. Đây cũng là khoảng thời gian các loài động vật thức dậy sau thời kỳ ngủ đông dài, và con người cũng dồi dào năng lượng hơn. 

 

 Ngày Xuân phân ở Nhật 春分の日

Tùy thuộc vào từng năm, ngày Xuân phân (春分の日) có thể thay đổi nhưng thường rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3. 

Tuần lễ có ngày lễ thu phân được gọi là "Haru higan (春彼岸)". Mùa thu cũng có ngày lễ thu phân, nên tuần lễ có ngày lễ thu phân thì được gọi là "Aki higan (秋彼岸)". Từ ngữ "Higan (Bỉ ngạn)" trong Phật giáo mang ý nghĩa "thế giới giác ngộ được từ thế giới đầy phiền não", nói đơn giản hơn là "thế giới có các linh hồn của tổ tiên, những người đi trước sinh sống". Để cúng dưỡng linh hồn tổ tiên, cứ đến thời gian này thì mọi người thường hay đi viếng mộ.

Thưởng thức bánh nếp Botamochi vào ngày lễ xuân phân

Vào ngày Xuân phân, người Nhật thường ăn bánh gạo nếp Botamochi (hay còn gọi là Ohagi). Botamochi được làm bằng cách hấp gạo nếp, giã nhuyễn, cán mỏng và phủ bên ngoài bằng bột đậu đỏ. Theo một giả thuyết, màu đỏ đã được cho là có tác dụng bùa hộ mệnh để ngăn chặn thảm họa từ thời cổ đại. Đậu đỏ được dùng trong lễ hội kết hợp với gạo, tượng trưng cho mùa màng bội thu.

"Botamochi" lấy từ tên gọi của loài hoa mẫu đơn (trong tiếng Nhật gọi là Botan), và "Ohagi" thì bắt nguồn từ loài hoa hồ chi (trong tiếng Nhật gọi là Hagi). Bánh được làm từ đậu đỏ và được tin rằng có công dụng trừ ma, được sử dụng làm đồ cúng nhằm xua đuổi tà khí.

Bạn đang xem: Tiết Xuân Phân Trong Văn Hóa Nhật Bản
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng