Tiệm Điều Ước

Vì sao người ta lại treo Shimenawa trước cửa

Admin ariesstorect Wednesday, December, 2023

Shimenawa – Sợi dây “kết giới” trong Thần đạo của người Nhật

Trong hành trình du lịch Nhật Bản, nếu có dịp ghé thăm các đền Thần đạo, du khách sẽ bắt gặp sợi dây thừng xoắn được treo ở phía trước chánh điện của đền, cổng Torii, tảng đá hay cây cổ thụ. Những sợi dây này mang ý nghĩa “kết giới”. Chúng ngăn cách lãnh thổ của các vị Thần với lãnh thổ của những điều xấu bên ngoài.

Theo truyền thống, Shimenawa được dệt từ cây gai dầu, nhưng ngày nay, nó thường được tết từ sợi rơm của lúa gạo và lúa mì. Shimenawa được tết thành nhiều hình dạng khác nhau như kiểu đường thẳng Ichimonji, kiểu Daikonjime, kiểu Goboushime hay kiểu vòng tròn Wakazari.

Cấu tạo của một sợi thừng Shimenawa bao gồm: phần đầu được gọi là “Moto”, tiếp đó là các nút bện được tết theo 2 kiểu bện trái hoặc phải, sau cùng được cột lại ở phần đuôi. Với kiểu Daikonjime, dây thừng được bện nhỏ dần về hai đầu, còn với Goboushime, chỉ có phần đuôi được thắt nhỏ hơn.

Giữa các nút bện sẽ có thêm phần trang trí ở phía dưới là các búi rơm “Shime no Ko” và giấy Washi gấp theo hình zic-zắc “Shide”. Phần trang trí này nằm cách nhau một khoảng và thường theo số lượng 3, 5 hoặc 7. Do vậy, Shimenawa còn được gọi là “Thất ngũ tam thằng”, tức “dây thừng 7-5-3”.

Về cơ bản, tại các đền thờ sẽ sử dụng kiểu bện trái, cụ thể: sợi dây bên phải hướng về phía thần linh sẽ nằm ở trên sợi dây bên trái, hay nói cách khác, việc bện sẽ bắt đầu với dây bên phải trước tiên. Mặt khác, trong đời sống hằng ngày, kiểu bện phải được sử dụng nhiều hơn.

Ban đầu, Shimenawa xuất phát từ truyền thuyết về hang động Amano Iwato. Chuyện kể rằng Amaterasu Omikami – Nữ thần Mặt trời tối cao trong Thần đạo – vị thần được xem là thủy tổ của dõng dõi Hoàng gia Nhật Bản, đã từng nuông chiều em trai Susanoo và bỏ qua mọi lỗi lầm ông gây ra như đi “bậy” vào thần điện, phá hủy cánh đồng,… Một ngày nọ, Susanoo đã gây ra đại họa bằng việc ném một con ngựa bị lột da vào căn phòng dệt và giết chết một vu nữ trong phòng. Amaterasu cảm thấy vô cùng tội lỗi trước hành động ngông cuồng của em trai và hành vi dung túng của bản thân nên đã tự nhốt mình vào hang động Amano Iwato. Sau đó, bà lấp kín cửa hang, quyết không ló mặt ra ngoài.

 

Vì là Thần Mặt trời, nên việc Amaterasu nhốt mình trong hang đã khiến thế giới chìm vào bóng đêm u tối, gây ra bao nhiêu tai họa cho nhân gian. Sau đó, các vị thần khác đã họp bàn để nghĩ cách mời bà ra khỏi hang động. Cuối cùng nhờ vào Nữ thần của lễ hội và hạnh phúc Amano Uzume mà Amaterasu đã ra khỏi hang. Amano Uzume treo một tấm gương trước hang động và đeo một viên ngọc rồi mở yến tiệc. Nữ thần Amano Uzume đã nhảy múa một vũ điệu mê hồn khiến không khí trở nên vô cùng huyên náo làm cho Amaterasu tò mò hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy hình ảnh mình phản chiếu chói lọi trên tấm gương đặt ở phía trước hang. Ngay phút giây bà ngạc nhiên, vị thần sức mạnh Ame no Tajikarao đã dùng lực để mở và kéo cửa hang ra. Để Amaterasu không vào hang Amano Iwato thêm lần nữa, các vị thần đã đặt Shimenawa lên cửa hang để phong ấn. Đây là nguồn gốc của văn hóa Shimenawa.

Ngoài ra, Shimenawa còn được cho là có mối liên hệ với thần thoại “Shomin Shorai”. Truyền thuyết kể về một người đàn ông nghèo tên Shomin Shorai đã cứu giúp Susanoo khi vị thần giả dạng một người hành khất. Nhiều năm sau, Susanoo đã quay trở lại nhà của Shomin Shorai để trả ơn bằng cách trao vòng hoa kết bằng lau sậy hoặc một lá bùa ghi chữ: “Tôi là hậu duệ của Shomin Shorai” (tùy theo các phiên bản khác nhau của truyền thuyết). Nhờ vậy, gia đình của Shomin Shorai trở thành những người duy nhất sống sót qua thời kỳ dịch bệnh. Từ đó, trong dân gian phát triển loại bùa chú Shomin Shorai giúp xua đuổi bệnh tật, trừ tà, cầu bình an theo dạng thẻ gỗ ghi câu: “Tôi là hậu duệ của Shomin Shorai” hoặc được bện lại từ rơm rạ gắn thêm thẻ gỗ. Vì Shimenawa cũng tết từ sợi gai dầu hoặc rơm rạ mới thu hoạch giống bùa hộ mệnh Shomin Shorai nên sợi dây thiêng được cho là có mối liên hệ mật thiết với truyền thuyết này và mang trong mình sức mạnh linh thiêng.

Shimenawa “kết giới”

Theo Thần Đạo, thần linh trú ngụ trong mọi vật. Đặc biệt, đối với những vật càng lớn, càng lâu đời, càng có khả năng cao thần linh đang trú ngụ nên cây to của miếu và tảng đá lớn cần phải có Shimenawa “kết giới” để đánh dấu lãnh thổ của thần linh.

Khi xây một ngôi nhà mới, người Nhật thực hiện một nghi lễ cổ xưa: sử dụng Shinenawa mỏng làm kết giới. Trong nghi lễ, người ta sẽ bao quanh vùng đất với Shimenawa để ngăn chặn những điều xấu và cầu xin thần linh ban phước lành. Đây là một nghi lễ quan trọng để kết nối với vị thần địa phương mà gia đình sẽ cùng chung sống trong tương lai. Vì vậy, chạm vào Shimenawa là điều hoàn toàn không nên.

Có vẻ như người Nhật khá rạch ròi trong việc phân chia khu vực, việc đi trên con đường dành riêng cho thần ở điện thờ cũng là một việc không được phép. Đường đi trong điện thờ cơ bản là một đường thẳng, trong đó, đường dành cho thần nằm ở chính giữa, đường dành cho con người sẽ là ở rìa. Tuy nhiên, do trên đường không có đánh dấu rõ ràng, rất nhiều người Nhật vẫn không biết và đi vào đường giữa. Đi thăm Đền nhưng lại vô ý làm cho thần linh nổi giận chẳng phải là một việc tốt lành gì, thế nên chúng ta hãy chú ý đừng đi vào đường của thần nhé!

Thật ra có một loại Shimenawa cho phép chúng ta chạm vào. Đó chính là Shimenawa dùng để trang trí ở nhà vào ngày Tết (gọi là “Shimekazari”). Gần đây, những gia đình Nhật sử dụng Shimenawa để trang trí vào ngày Tết đã giảm xuống. Nhưng 30 năm trước, hầu như nhà nào cũng có một món trang trí bằng Shimenawa. Bên cạnh đó, cũng có Shimenawa dùng trang trí cho phần mũi xe hơi. Đây là đồ dùng trang trí nên du khách hoàn toàn có thể chạm vào. Không biết là có tác dụng gì không nhưng nhìn thiết kế rất dễ thương. Chỉ cần vậy là đủ để trang trí rồi!

Thật ra có một loại Shimenawa cho phép chúng ta chạm vào. Đó chính là Shimenawa dùng để trang trí ở nhà vào ngày Tết (gọi là “Shimekazari”). Gần đây, những gia đình Nhật sử dụng Shimenawa để trang trí vào ngày Tết đã giảm xuống. Nhưng 30 năm trước, hầu như nhà nào cũng có một món trang trí bằng Shimenawa. Bên cạnh đó, cũng có Shimenawa dùng trang trí cho phần mũi xe hơi. Đây là đồ dùng trang trí nên du khách hoàn toàn có thể chạm vào. Không biết là có tác dụng gì không nhưng nhìn thiết kế rất dễ thương. Chỉ cần vậy là đủ để trang trí rồi!

Shimenawa thường được treo ở cửa để tránh các điều xấu vào nhà

Vào thời điểm đầu năm mới, người Nhật có phong tục dọn dẹp nhà sạch sẽ để đón thần tài. Thời gian trang trí nhà là sau ngày 13/12. Ngày này được gọi là “Shougatsu koto hajime”, là ngày để bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Tuy nhiên, bây giờ người Nhật còn đón cả lễ Giáng sinh nên có nhiều gia đình chuyển sang trang trí sau Noel. Tuy nhiên, ngày 29 là ngày xấu. Người ta cho rằng, nếu trang trí vào ngày này, thiệt hại sẽ nhân đôi. Vì vậy, tốt hơn hết là hoàn thành việc trang trí vào ngày 28. Sau đó, người ta sẽ giữ nhà cửa được trang trí như vậy đến ngày 7 (hoặc 15 tùy khu vực) để tiếp đón thần linh, rồi dọn dẹp để kết thúc ngày Tết. Shimenawa sau khi gỡ xuống sẽ được đốt tại một sự kiện gọi là “Dondoyaki”, được tổ chức tại các ngôi đền địa phương vào ngày 15.

Shimenawa còn được sử dụng làm đai đeo lưng cho võ sĩ Sumo để biểu thị cấp bậc cao nhất trong môn đấu võ được người Nhật tôn sùng – Yokozuna.

Một số Shimenawa hiện có ở TIỆM ĐIỀU ƯỚC:

Bạn đang xem: Vì sao người ta lại treo Shimenawa trước cửa
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng