29/4 tại Nhật Bản là ngày Chiêu Hòa - Ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hòa. Ngày này được lấy làm ngày lễ để giữ gìn màu xanh của thiên nhiên và là một phần của Tuần Lễ Vàng. Vào ngày này, sự kiện sẽ được tổ chức ở Công viên kỷ niệm Chiêu Hòa thuộc Tachikawa, Tokyo.
Sau khi bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi lực lượng Đồng Minh, đứng đầu là Hoa Kỳ. Để dọn đường cho một chính quyền đại nghị do Mỹ đề xướng và tổ chức, hiến pháp Nhật Bản 1947 đã được soạn thảo và ra đời. Một trong những điểm chú ý của bản hiến pháp 1947 là tước bỏ mọi quyền lực của Thiên hoàng, ngoại trừ những quyền lực mang tính tượng trưng. Nhật Bản bước vào giai đoạn hậu chiến trong bối cảnh đất nước tan hoang, mất mát, chết chóc. Khi nhìn lại cuộc tái thiết đất nước đầy khó khăn đó, dù quyền lực chỉ mang tính “tượng trưng” nhưng những nỗ lực và sự đóng góp của Thiên hoàng Chiêu Hòa rất được lịch sử ghi nhận công lao.
Tiểu sử Thiên hoàng Chiêu Hòa
Thiên hoàng Chiêu Hòa (tên thật là Hirohito) sinh ngày 29 tháng 4 năm 1884, tại Dinh thự Hoàng gia Akasaka ở Aoyama, Tokyo, là con trai đầu tiên của Hoàng đế Đại Chính. Ông đã đến thăm các nước châu Âu trong sáu tháng kể từ ngày 10 tháng 3 năm 1921, và sau khi trở về Nhật Bản, được bổ nhiệm làm nhiếp chính từ ngày 25 tháng 11. Vào ngày 26 tháng 1 năm 1924, ông đã kết hôn với Hoàng hậu Nagako, con gái của công chúa Chikako và hoàng thân Kuni. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1926, sau khi Hoàng đế Đại Chính băng hà, ông lên ngôi và trở thành vị hoàng đế thứ 124.
Ngày Chiêu Hòa là gì?
Ngày Chiêu Hòa (昭和の日) được chọn làm ngày lễ quốc dân, mang ý nghĩa "nhìn lại thời đại Chiêu Hòa phục hưng sau những năm tháng đầy biến động, và hướng về tương lai của đất nước". Vào thời đại Chiêu hòa (1926~1989) đã có nhiều thảm họa xảy ra, như vụ nổ bom tại Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến Nhật Bản trải qua nhiều ngày gian khó. Nhưng sau khi chiến tranh qua đi, đất nước dần được hồi phục và phát triển kinh tế vượt bậc với tốc độ cao.
Ngày Chiêu Hòa từng là sinh nhật của Thiên Hoàng
Thật ra, ngày 29/4 đã trải qua 3 tên gọi và trở thành Ngày Chiêu Hòa như hiện nay. Đây là ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa. Ngày lễ quốc dân được công bố và thực thi từ tháng 7 năm 1948 cho đến năm 1988 được chỉ định với tên gọi Sinh Nhật Thiên Hoàng. Trước đó, ngày sinh của Thiên Hoàng còn được gọi là "Tenchosetsu (Thiên trường tiết)". Sau khi Thiên hoàng Chiêu Hòa qua đời, ngày lễ đương nhiên cũng có sự thay đổi. Vì lúc còn sống Thiên Hoàng rất yêu thiên nhiên và hoạt động như nhà sinh vật học, nên ngày lễ được đổi tên thành Ngày màu xanh (Midori no hi). Trải qua 18 năm, Ngày màu xanh được cải cách tên gọi thành Ngày Chiêu Hòa, với mục đích không muốn người người không lãng quên bước ngoặt từ thất bại của Thế chiến thứ hai sang sự phục hồi kinh tế vững mạnh.
Ngày Chiêu Hòa khởi đầu cho tuần lễ vàng
Tại Nhật Bản, khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 có kỳ nghỉ dài, còn được gọi là Tuần lễ vàng. Và Ngày Chiêu Hòa vào 29/4 là ngày khởi đầu cho kỳ nghỉ. Tiếp đó có các ngày lễ như Ngày kỷ niệm hiến pháp vào 3/5, Ngày màu xanh vào 4/5, và ngày trẻ em vào 5/5.
Lý do tại sao lại ấn định ngày 29 tháng 4 là “Ngày Chiêu Hòa” là một trong những ngày lễ quốc gia- văn phòng Nội các đưa ra lời giải thích như thế này, “nhằm để nhìn lại thời đại Chiêu Hòa khi công cuộc tái thiết đã đạt được sau những ngày đầy biến động, và nghĩ về tương lai của đất nước. Nhìn lại thời đại Chiêu Hòa để hiểu Nhật Bản đã từng có những ngày khó khăn và vất vả, chẳng hạn như Đại thế chiến thứ hai và việc thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản dần được phục hồi và phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.”
Sau thời đại Chiêu Hòa, xã hội Nhật Bản đã bình yên và có nhiều thay đổi, vì vậy “Ngày Chiêu Hòa” được ấn định với mục đích ghi nhớ về những dấu ấn lịch sử trong thời đại đó, và cũng là một cách để cảm ơn những người đi trước để người dân có cuộc sống thái bình, yên ổn trong ngày hôm nay.